Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025: Kế toán được nghỉ mấy ngày? Các công việc kế toán cần làm cuối năm 2024 là gì?

Vậy là một năm nữa lại trôi qua, ai nấy đều hối hả thu xếp công việc chuẩn bị cho kỳ nghỉ tết dài ngày bên những người thân yêu. Đặc biệt với kế toán cần chú ý những tài liệu quan trọng và công việc cần hoàn thiện trong năm để mùa Tết thật trọn vẹn. Hãy cùng Phần mềm Việt Đà tìm hiểu Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán 2025 kế toán được nghỉ mấy ngày? Còn mấy ngày nữa đến Tết? Các công việc kế toán cần làm cuối năm 2024 là gì?

Tết Dương lịch 2025

Năm nay, Tết Dương lịch 2025 rơi vào thứ 4 (01/01/2025). Như vậy nếu tính từ hôm nay ngày 21/11/2025 thì chỉ còn 41 ngày nữa là đến Tết Dương lịch 2025 rồi.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, thì Tết Dương lịch 2025 người lao động sẽ được nghỉ làm 01 ngày hưởng nguyên lương vào ngày 01/01/2025.

Tết Nguyên đán 2025

Tết Nguyên đán theo dự kiến thì người lao động sẽ được nghỉ 09 ngày từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025 (nhằm 26 tháng Chạp đến hết ngày mùng 5 Tết). Tính ra sẽ rất nhanh thôi chỉ còn 66 ngày nữa là đến Tết cổ truyền.

Các công việc kế toán cần làm cuối năm 2024 là gì?

Dù háo hức đón tết thì kế toán cũng cần chuẩn bị kỹ lưỡng và lên kế hoạch cụ thể để hoàn thiện các công việc trong quý 4/2024 và các công việc cuối năm 2024 này nhé!

Dưới đây là một số công việc kế toán cần làm cuối năm 2024:

1. Kiểm kê tài sản: Một trong những công việc quan trọng hàng đầu là việc kiểm kê tài sản cuối kỳ kế toán năm. Doanh nghiệp tiến hành kiểm kê các tài sản hiện hữu tại đơn vị như: Tiền mặt, vàng, bạc, đá quý,…; Hàng tồn kho; Công cụ dụng cụ; Tài sản cố định hữu hình và các tài sản khác (nếu có).

Doanh nghiệp dựa vào thực trạng của tài sản, cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo và các bộ phận có liên quan để tiến hành xây dựng quy trình kiểm kê tài sản phù hợp.

>> Tham khảo quy trình kiểm kê tài sản

(Căn cứ quy định tại Điều 40 Luật kế toán số 88/2015/QH13)

2. Đối soát công nợ: Kế toán rà soát và xác nhận lại công nợ, đảm bảo phản ánh đẩy đủ và chính xác quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp với các khoản công nợ.

3. Trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng: Kế toán lưu ý trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải trả… theo chuẩn mực kế toán và các Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (nếu là trích lập dự phòng cho mục đích kế toán); Thông tư 48/2019/TT-BTC (nếu là trích lập dự phòng cho mục đích tính thuế TNDN).

>> Dùng thử phần mềm kế toán miễn phí

4. Trích trước chi phí phải trả và các khoản lãi dự thu từ đầu tư tài chính:

– Với các khoản chi phí đã phát sinh trong kỳ nhưng chứng từ chưa đầy đủ thì kế toán trích trước và ghi nhận chi phí tương ứng, đảm bảo chi phí được ghi nhận kịp thời và đúng kỳ;

– Với các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng hoặc khoản lãi từ đầu tư khác thì kế toán xem xét và ước tính lãi để kịp thời đưa vào doanh thu tài chính của doanh nghiệp (kế toán lưu ý không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập).

5. Công tác rà soát thuế:

– Kế toán lưu ý quy định về việc giảm thuế GTGT 2% theo hướng dẫn tại Nghị định 72/2024/NĐ-CP;

– Tập hợp và lưu trữ đầy đủ các hồ sơ về giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc của người lao động;

– Rà soát lại các khoản chi không được trừ trong năm 2024.

(Tham khảo các Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018; Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015; Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014)

6. Báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024

>> Xem chi tiết báo cáo tình hình sử dụng lao động 2024

Bạn đọc cần tìm hiểu thêm các tài liệu liên quan để nắm rõ hơn các công việc kế toán cần làm cuối 2024 này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#