Các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ
Theo Điều 5, Nghị định số 123/2020/NĐ-CP có quy định về các hành vi bị cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ như sau:
– Đối với công chức thuế: Không được gây khó khăn, trở ngại, phiền hà cho người đến mua hóa đơn, chứng từ; Nghiêm cấm các hành vi bao che, thông đồng cho các cá nhân, tổ chức sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp; Nhận hối lộ trong quá trình thanh tra, kiểm tra hóa đơn.
– Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân: Nghiêm cấm các hành vi gian dối, sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn; Cản trở công chức thuế thi hành công vụ; Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ; Các hành vi mưu lợi bất chính từ hóa đơn, chứng từ.

Bảo quản, lưu trữ hóa đơn, chứng từ
– Việc bảo quản, lưu trữ hóa đơn chứng từ phải đảm bảo tính an toàn, bảo mật, đầy đủ, không bị sai lệch trong suốt quá trình lưu trữ. Hóa đơn, chứng từ phải lưu trữ đúng và đủ theo quy định của pháp luật kế toán.
– Hóa đơn, chứng từ điện tử được bảo quản và lưu trữ bằng phương thức điện tử. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân được lựa chọn áp dụng hình thức lưu trữ, bảo quản phù hợp với đặc điểm hoạt động và khả năng ứng dụng công nghệ của đơn vị mình. Khi có yêu cầu hóa đơn đơn, chứng từ điện tử phải tra cứu được hoặc in được ra giấy ngay.
– Các hóa đơn, chứng từ do cơ quan thuế đặt ăn, tự in phải được bảo quản và lưu trữ đúng theo yêu cầu. Các hóa đơn và chứng từ chưa lập được lưu trữ trong kho theo chế độ lưu trữ bảo quản chứng từ có giá, các hóa đơn và chứng từ đã lập trong các đơn vị kế toán được lưu trữ theo quy định lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán. Các hóa đơn và chứng từ đã lập trong các tổ chức, hộ, cá nhân không phải là đơn vị kế toán được lưu trữ và bảo quản như tài sản riêng của tổ chức, hộ, cá nhân đó.
Cách xử lý hóa đơn đầu vào liên quan đến doanh nghiệp rủi ro về thuế