Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt khi bán hàng theo Thông tư 200
Theo khoản 3 Điều 52 Thông tư 200/2014/TT-BTC, hướng dẫn hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt khi bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ như sau:
1. Trường hợp tách ngay được thuế tiêu thụ đặc biệt tại thời điểm giao dịch:
– Kế toán ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt:
– Nợ TK 111, 112, 131: Tổng giá thanh toán
– Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
– Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
2. Trường hợp không tách ngay được thuế tiêu thụ đặc biệt tại thời điểm giao dịch:
– Kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Định kỳ, khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu:
– Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
– Có TK 3332: Thuế tiêu thụ đặc biệt
>>> Đăng ký dùng thử miễn phí Phần mềm kế toán Việt Đà
Điều kiện khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt
Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 108/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 14/2019/NĐ-CP), điều kiện khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt bao gồm:
1. Nhập khẩu nguyên liệu chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:
– Chứng từ khấu trừ thuế là chứng từ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt khâu nhập khẩu.
2. Mua nguyên liệu từ nhà sản xuất trong nước:
– Hợp đồng mua bán hàng hóa: Phải có nội dung thể hiện hàng hóa do cơ sở bán hàng trực tiếp sản xuất.
– Giấy chứng nhận kinh doanh: Bản sao có chữ ký và đóng dấu của cơ sở bán hàng.
– Chứng từ thanh toán: Thanh toán qua ngân hàng.
– Chứng từ khấu trừ thuế: Hóa đơn giá trị gia tăng khi mua hàng.
Lưu ý:
– Nếu chưa xác định chính xác số thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp cho nguyên vật liệu tương ứng với số sản phẩm tiêu thụ trong kỳ, có thể dựa vào số liệu kỳ trước để tính thuế khấu trừ và xác định theo số thực tế vào cuối quý, cuối năm.
– Số thuế tiêu thụ đặc biệt được khấu trừ tối đa không vượt quá số thuế tính cho nguyên liệu theo định mức kinh tế kỹ thuật của sản phẩm.