Báo cáo tài chính (BCTC) là một trong những tài liệu quan trọng, bởi nó phản ánh chân thực và toàn diện về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, trước khi lập BCTC, kế toán cần kiểm tra và đảm bảo tính xác thực của số liệu. Dưới đây là các bước kiểm tra nhanh trước khi kế toán lập BCTC.
Về kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối đầu năm
Kế toán tiền hành kiểm tra lại TK 421 đã mở TK chi tiết 4211, 4212 để hạch toán chưa? Việc phân chia rõ ràng lợi nhuận chưa phân phối năm tài chính trước và năm hiện tại giúp xác định được số tiền lỗ năm này so với năm trước, từ đó làm căn cứ để chuyển lỗ cho năm sau này.
– Nếu có lãi, ghi: Nợ 4212/ Có 4211
– Nếu lỗ, ghi: Nợ 4211/ Có 4212
>>> CÓ LẼ BẠN CẦN:
Kiểm tra tiền mặt (TK 111)
– Tiến hành kiểm tra sổ chi tiết tiền mặt xem có bị âm hay không? Nếu bị âm thì cần đưa ra các phương án xử lý kịp thời và hợp lý
– Đảm bảo rằng số dư cuối kỳ phải khớp với biên bản kiểm kê tiền mặt tại ngày 31/12
Kiểm tra tiền gửi ngân hàng (TK 112)
– Đối chiếu số phát sinh với số dư trên sổ phụ của tất cả ngân hàng mà công ty đã mở và sổ chi tiết TK 112, đảm bảo rằng chúng khớp nhau
– Đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ đối với tiền ngoại tệ
+ Nếu có lãi tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ TK 1122/ Có TK 413
+ Nếu lỗ tỷ giá hối đoái, ghi: Nợ TK 413/ Có TK 1122
+ Khi kết chuyển lãi tỷ giá hối đoái để đánh giá lại cuối năm tài chính vào doanh thu hoạt động tài chính, ghi: Nợ TK 413/ Có TK 515
+ Kết chuyển lỗ tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính vào chi phí tài chính, ghi: Nợ TK 635/ Có TK 413
Kiểm tra chứng khoán kinh doanh (TK 121)
– Thời điểm cuối năm, kế toán kiểm tra lại các khoản trái phiếu, cổ phiếu có khớp với số dư của công ty lưu ký chứng khoán hay không?
– Trích lập dự phòng các khoản đầu tư chứng khoán, đánh giá lại giá trị các khoản đầu tư đúng theo giá thị trường tại ngày 31/12
Kiểm tra công nợ phải thu khách hàng, phải trả người bán (TK 131 – TK 331)
– Kế toán lập biên bản đối chiếu công nợ
– Trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi theo quy định
– Đối chiếu công nợ phải trả với bên nhà cung cấp, đảm bảo số liệu 2 bên khớp nhau
Kiểm tra tài khoản thuế GTGT được khấu trừ (TK 1331)
– Lưu ý, TK 133 chỉ có số dư bên nợ nếu dư có thì tiến hành kiểm tra và xử lý
– Nếu hóa đơn có giá trị trên 20tr đồng thì phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
– Tới cuối kỳ, kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào đã được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra chưa? Ghi: Nợ TK 3331/ Có TK 1331
>>> XEM THÊM:
Kiểm tra tài khoản tạm ứng (TK 141)
– Đối chiếu công nợ tạm ứng với nhân viên, đảm bảo số liệu của 2 bên khớp nhau
– Trích lập dự phòng tạm ứng đối với trường hợp đã nghỉ việc, không đòi được
Kiểm tra tài khoản công cụ dụng cụ (TK 153)
– Kiểm kê và đối chiếu số lượng công cụ dụng cụ thực tế so với sổ sách, đảm bảo số liệu khớp nhau
– Kiểm tra bảng phân bổ công cụ dụng cụ với việc ghi nhận ở sổ sách kế toán.
Các tài khoản hàng tồn kho (TK 151 – 152 – 154 – 155 – 156 – 157)
– Đây là các tài khoản chỉ có số dư bên nợ, phản ánh giá trị thực tế của hàng tồn kho vào cuối kỳ
– Kiểm tra và đối chiếu xem số lượng hàng tồn kho thực tế có khớp với trên sổ sách hay không?
– Hàng tồn kho có bị âm hay không?
Xem thêm: Cách xử lý hàng tồn kho chi tiết
– Hàng xuất kho đã được tính đúng giá hay chưa?
– Trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho
TSCĐ và hao mòn TSCĐ (TK 211 – 213 – 214)
– Lập bảng tính khấu hao TSCĐ và thẻ TSCĐ
– Đối chiếu bảng tính khấu hao TSCĐ với số phát sinh và số dư TK 211 – 213 – 214
Về chi phí trả trước (TK 242)
– Lập bảng phân bổ chi phí trả trước cho mỗi tháng
– Đối chiếu số trên bảng phân bổ chi phí trả trước với số phát sinh và số dư của TK 242.
Đối với các khoản phải nộp nhà nước (TK 333)
– Thuế GTGT phải nộp – TK 3331, phản ánh số thuế GTGT phải nộp và giá trị này bằng với chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế tháng 12 hoặc quý IV
– Thuế GTGT hàng nhập khẩu – TK 33312 đã nộp đã được ghi nhận vào thuế GTGT đầu vào và được khấu trừ chưa?
– Kiểm tra xem các loại thuế TTĐB (TK 3332), thuế nhập khẩu (TK 3333) đã được ghi nhận vào nguyên giá của hàng hóa hoặc tài sản hay chưa?
– Tính và tạm nộp thuế TNDN (TK 3334)
– Kiểm tra số thuế TNCN trên sổ có khớp với số trên tờ khai thuế TNCN hàng quý không?
Tài khoản lương và khoản trích theo lương (TK 334 – 338)
– Kiểm tra và đảm bảo các chứng từ cần thiết liên quan đến các tài khoản này có đủ, hợp lý
– Các bút toán hạch toán tiền lương có trùng khớp với sổ sách hay không
– Lập bảng đối chiếu công nợ với nhân viên
– Số dư các khoản bảo hiểm từng kỳ có khớp với thông báo bảo hiểm hay không?
Về các khoản đi vay (TK 341)
– Đối chiếu các khoản đi vay tại công ty với bên khác
– Lập bảng tính lãi vay định kỳ và trích thuế TNCN 5% cho từng lần trả lãi vay, đối chiếu với bảng tính lãi vay của ngân hàng nếu vay ngân hàng
– Ghi nhận chi phí tài chính
Đối với doanh thu (TK 511 – 515 – 711)
– Các khoản ghi nhận doanh thu có đủ điều kiện ghi nhận doanh thu không?
– Kiểm tra tính đẩy đủ của các nghiệp vụ ghi nhận doanh thu
– Doanh thu đã ghi nhận có khớp với doanh thu trên tờ khai thuế GTGT từng kỳ hay không?
– Phân chia các khoản doanh thu chịu thuế TNDN, được ưu đãi, miễn thuế,…
Về giá vốn hàng bán (TK 632)
– Kiểm tra tính đẩy đủ của các nghiệp vụ ghi giá vốn hàng bán
– Khi xác định chi phí hợp lý cần kiểm tra giá vốn được trừ và không được trừ
– Xác định căn cứ tính giá thành
Đối với các khoản chi phí (TK 641 – 642 – 811)
– Kiểm tra tính đẩy đủ của các nghiệp vụ phát sinh chi phí
– Xác định chi phí nào hợp lý và không hợp lý?
Cuối cùng là xác định kết quả hoạt động kinh doanh (TK 911)
– Kết chuyển doanh thu, chi phí và kết chuyển kết quả hoạt động kinh doanh trong kỳ vào lợi nhuận sau thuế chưa phân phối vào cuối kỳ
– TK 911 không có số dư đầu kỳ và cuối kỳ