Bảng báo cáo tài chính hoàn chỉnh gồm có những gì?

bảng báo cáo tài chính

Bảng Báo cáo tài chính là một phần quan trọng không thể thiếu trong hồ sơ của mỗi doanh nghiệp, giúp tổng hợp các hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp. Hãy cùng Việt Đà xem qua những thông tin liên quan đến báo cáo tài chính trong bài viết dưới đây.

Báo cáo tài chính là gì?

Báo cáo tài chính là các thông tin về tình hình kinh tế được trình bày dưới dạng bảng biểu nhằm cung cấp thông tin về tình hình tài chính, hoạt động kinh doanh và luồng tiền của một doanh nghiệp.

Báo cáo tài chính cũng là cách để thể hiện khả năng sinh lời, tình hình tài chính của doanh nghiệp đến các chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư, Cơ quan thuế, Ngân hàng và các cơ quan liên quan khác,…

Theo quy định, tất cả các doanh nghiệp thuộc các ngành, thành phần kinh tế đều cần chuẩn bị và trình bày báo cáo tài chính hàng năm. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp (tổng công ty) có các đơn vị kinh tế trực thuộc, ngoài việc báo cáo tài chính hàng năm, họ cũng phải thực hiện báo cáo tài chính tổng hợp vào cuối kỳ kế toán.

Ngoài ra, các công ty thuộc sở hữu nhà nước và các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán cần phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ dạng đầy đủ, bên cạnh việc lập báo cáo tài chính hàng năm.

>>> XEM THÊM: Báo cáo tài chính là gì? Nội dung, mục đích và kỳ hạn nộp BCTC

Bảng Báo cáo tài chính gồm những nội dung gì?

✅Các tờ khai quyết toán thuế
  • Tờ khai quyết toán thuế TNDN.
  • Tờ khai quyết toán thuế TNCN.
✅Bộ báo cáo tài chính
  • Bảng cân đối kế toán
  • Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
  • Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
  • Bảng cân đối tài khoản
✅Phụ lục đi kèm
  • Thuyết minh báo cáo tài chính
  • Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước
✅Nội dung báo cáo tài chính Trong bản báo cáo tài chính, cần cung cấp những thông tin cụ thể về:

  • Tài sản
  • Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
  • Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh
  • Lãi, lỗ và phân chia kết quả kinh doanh
  • Thuế và các khoản phí phải nộp Nhà nước.
  • Tài sản khác có liên quan đến đơn vị
  • Cách tiền lưu thông được thể hiện như thế nào trong báo cáo luân chuyển tiền tệ.

Trong bản Thuyết minh báo cáo tài chính, công ty cũng phải cung cấp thông tin về Chế độ kế toán sử dụng, hình thức kế toán, nguyên tắc ghi nhận, phương pháp đánh giá, việc hạch toán hàng tồn kho, cách tính giảm giá tài sản cố định,…

Doanh nghiệp, kế toán viên quan tâm phần mềm Việt Đà & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ tính năng, vui lòng ĐĂNG KÝ tại đây:

Thời hạn nộp bảng báo cáo tài chính và các mức phạt hành chính khi nộp chậm

Thời hạn nộp báo cáo tài chính

– Thời hạn muộn nhất để doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính là vào ngày thứ 90 sau ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.

– Thời gian nộp hồ sơ quyết toán thuế đối với các doanh nghiệp thực hiện chia tách, hợp nhất, sáp nhập,… không được quá 45 ngày kể từ ngày có quyết định về việc doanh nghiệp thực hiện chia tách, hợp nhất, sáp nhập….

>>> LIÊN QUAN:

Mức phạt hành chính khi nộp chậm hoặc lập sai bảng báo cáo tài chính

Vi phạm về tài khoản kế toán

Xử phạt từ 5 đến 10 triệu đồng cho những hành vi sau đây:

– Hạch toán sai sót nội dung

– Thay đổi nội dung, cách thức ghi sổ hoặc mở thêm tài khoản kế toán mà chưa được Bộ Tài chính phê duyệt.

– Không tuân thủ đúng hệ thống tài khoản kế toán đã được công bố.

Trong hai trường hợp đầu tiên, người vi phạm sẽ bị áp dụng mức phạt. Đối với vi phạm tập thể, mức phạt sẽ là gấp đôi.

Vi phạm về tạo lập, trình bày bảng báo cáo tài chính

– Phạt hành chính từ 5 đến 10 triệu đồng cho những hành vi:

  • Lập Báo cáo tài chính không đầy đủ hoặc không tuân theo quy định.
  • Trong Báo cáo tài chính thiếu chữ ký.
  • Trường hợp tập thể nhiều người vi phạm sẽ bị phạt hành chính gấp đôi.

– Phạt hành chính từ 10 đến 20 triệu cho các hành vi:

  • Lập bảng Báo cáo tài chính thiếu sót, không đầy đủ.
  • Áp dụng mẫu Báo cáo tài chính khác so với các quy định chuẩn mực và các chế độ kế toán đặc biệt.

– Phạt hành chính từ 20 đến 30 triệu đồng bởi các hành vi:

  • Không lập Báo cáo tài chính theo đúng quy định ban hành.
  • Lập Báo cáo tài chính khác biệt với số liệu thực tế trên sổ kế toán và các chứng từ kế toán.
  • Lập và trình bày Báo cáo tài chính không tuân thủ chính xác các chế độ và chuẩn mực kế toán.

>>> XEM THÊM: Hướng dẫn cách đọc báo cáo tài chính đơn giản nhanh chóng

– Phạt hành chính từ 30 – 40 triệu đồng đối với các hành vi sau:

  • Giả mạo Báo cáo tài chính, kê khai sai số liệu nhưng chưa đến cấp độ phải truy cứu hình sự.
  • Thỏa thuận hoặc buộc người khác làm giả BCTC, thao túng số liệu trên BCTC những chưa đến mức bị truy cứu hình sự.
  • Hành động cố ý hoặc thỏa thuận với người khác để cung cấp hoặc xác nhận thông tin, số liệu không chính xác nhưng chưa đủ để bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Ngoài ra, phạt hành chính từ 5 – 10 triệu đồng đối với các trường hợp sau:

  • Không tạo báo cáo tài chính hoặc tạo báo cáo không đầy đủ nội dung.
  • Báo cáo tài chính không được soạn thảo và trình bày một cách không rõ ràng, không nhất quán.
  • Gửi báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh cho cơ quan nhà nước bị chậm từ 1 đến 3 tháng.
  • Báo cáo tài chính không được công bố đầy đủ thông tin.
  • Công bố Báo cáo tài chính trễ từ 1 đến 3 tháng
  • Hạch toán không phù hợp với quy định của tài khoản kế toán.
  • Điều chỉnh nội dung và phương pháp ghi sổ của tài khoản kế toán mà không có sự chấp thuận từ Bộ Tài chính.

– Áp dụng mức phạt từ 10 – 20 triệu đồng đối với những hành vi:

  • Không áp dụng chính xác hệ thống tài khoản cho lĩnh vực hoạt động của đơn vị.
  • Không thực hiện đúng cách hệ thống tài khoản đã được phê duyệt.

– Áp dụng mức phạt từ 20 – 30 triệu đồng đối với các hành vi vi phạm:

  • Nộp bảng Báo cáo tài chính chậm trễ vượt quá 3 tháng.
  • Lập BCTC có sai sót thông tin.
  • Giả mạo Báo cáo tài chính, khai man sai số liệu.
  • Thỏa thuận, ép buộc người khác làm giả mạo bảng Báo cáo tài chính.
  • Cố ý thỏa thuận, ép buộc người khác phải cung cấp và xác nhận các thông tin sai sự thật.
  • Công khai BCTC chậm trễ vượt quá 3 tháng.
  • Sai sót thông tin và số liệu trên bảng BCTC.
  • Nộp bảng BCTC không có đính kèm báo cáo kiểm toán.

>>> XEM THÊM:

Tạm kết

Dưới đây là những thông tin liên quan đến bảng báo cáo tài chính của công ty. Phần mềm kế toán Việt Đà đáp ứng đầy đủ các tiêu chí, yêu cầu theo Thông tư số 78/2021/TT-BTC kết nối trực tiếp với Tổng Cục Thuế. Qua đó, hỗ trợ quá trình phát hành các hóa đơn của khách hàng được diễn ra một cách nhanh chóng, tiện lợi hơn. Ngoài ra, nó còn tăng thêm độ tin cậy về tính pháp lý cho hóa đơn của doanh nghiệp sử dụng.

Những công ty và kế toán viên quan tâm đến phần mềm Việt Đà và muốn trải nghiệm MIỄN PHÍ phần mềm với đầy đủ các tính năng, vui lòng đăng ký tại đây:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#