05 công việc kế toán cần làm trước ngày 31/12

Các công việc kế toán cần làm trước ngày 31/12

Vào thời điểm cuối năm kế toán và doanh nghiệp có rất nhiều công việc cần thực hiện. Đặc biệt cần lưu ý 05 công việc kế toán cần làm trước ngày 31/12.

Kiểm kê tài sản

Đây là một trong những công việc quan trọng, bắt buộc kế toán phải thực hiện vào thời điểm cuối kỳ kế toán. Căn cứ quy định tại Điều 40 Luật kế toán số 88/2015/QH13 như sau:

– Kiểm kê tài sản là việc cân, đong, đo, đếm về số lượng; Xác nhận và đánh lại về chất lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để đối soát với số liệu trên sổ kế toán;

– Đơn vị kế toán tiến hành kiểm kê tài sản vào cuối kỳ kế toán năm;

– Sau khi kiểm kê, đơn vị tiến hành lập báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê. Trường hợp số liệu thực tế với số trên sổ kế toán có chênh lệch thì phải xác định được nguyên nhân và phản ánh số chênh lệch, kết quả xử lý vào sổ kế toán trước khi lập báo cáo tài chính;

– Việc kiểm kê phải phản ánh đúng thực tế tài sản và nguồn hình thành. Người lập và ký phải chịu trách nhiệm về kết quả trên báo cáo tổng hợp kết quả kiểm kê.

>>> XEM THÊM: Báo cáo tài chính là gì? Nội dung, mục đích và kỳ hạn nộp BCTC

Các tài sản thực hiện kiểm kê

Doanh nghiệp dựa vào các tài sản hiện hữu tại doanh nghiệp để tiến hành kiểm kê, các tài sản bao gồm:

– Tiền mặt, vàng, bạc, đá quý,…

– Hàng tồn kho

– Công cụ dụng cụ

– Tài sản cố định hữu hình

– Các tài sản khác (nếu có)

Xây dựng quy trình kiểm kê tài sản

Doanh nghiệp dựa vào tình hình thực tế các tài sản, cơ cấu tổ chức, ban lãnh đạo và các bộ phận liên quan để xây dựng quy trình kiểm kê tài sản, đơn vị có thể tham khảo qua các bước sau:

B1: Công bố quyết định kiểm kê tài sản cuối năm, do lãnh đạo có thẩm quyền phê duyệt;

B2: Lập hội đồng kiểm kê tài sản;

B3: Hội đồng kiểm kê tài sản ban hành và công bố kế hoạch kiểm kê;

B4: Tiến hành kiểm kê tài sản;

B5: Tập hợp số liệu kiểm kê và lập biên bản kiểm kê tài sản;

B6: Đánh giá kết quả kiểm kê tài sản và đưa ra kiến nghị, giải pháp (nếu có);

B7: Báo cáo kết quả kiểm kê tài sản.

Các công việc kế toán cần làm cuối năm 2023
Các công việc kế toán cần làm cuối năm 2023

Đối soát công nợ

Kế toán thực hiện các thủ tục để rà soát và xác nhận lại công nợ, đảm bảo phản ánh đầy đủ, chính xác quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với các khoản công nợ.

– Đối với công nợ nhà cung cấp, khách hàng và nhân viên kế toán lập biên bản xác nhận công nợ để đảm bảo số liệu ghi nhận là đầy đủ và chính xác.

– Đối với số dư tiền gửi ngân hàng và các khoản vay kế toán tiền hành gửi thư xác nhận hoặc đối chiếu với sổ phụ ngân hàng để chắc chắn số dư và các khoản vay là chính xác.

>>> XEM THÊM:

Các nội dung kế toán cần làm trước ngày 31/12
Các nội dung kế toán cần làm trước ngày 31/12

Trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng

Thời điểm cuối năm, kế toán cần lưu ý đến việc trích lập và hoàn nhập các khoản dự phòng nếu cần thiết: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải trả,…

Đơn vị tham khảo các hướng dẫn tại: Chuẩn mực kế toán Việt Nam và các Chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (nếu là trích lập dự phòng cho mục đích kế toán); Thông tư số 48/2019/TT-BTC (nếu là trích lập dự phòng cho mục đích tính thuế TNDN).

Trích trước chi phí phải trả và các khoản lãi dự thu từ đầu tư tài chính

– Đối với các khoản chi phí đã phát sinh trong kỳ nhưng chưa đầy đủ chứng từ, kế toán cần trích trước và ghi nhận chi phí tương ứng đảm bảo ghi nhận chi phí là kịp thời và đúng kỳ;

– Đối với các khoản tiền gửi có kỳ hạn tại ngân hàng hoặc khoản lãi từ đầu tư khác, kế toán cần xem xét và ước tính lãi để kịp thời đưa vào doanh thu tài chính của doanh nghiệp (kế toán lưu ý không đánh giá cao hơn giá trị của các tài sản và các khoản thu nhập).

>>> XEM THÊM:

Phần mềm kế toán Việt Đà - Đồng hành cùng kế toán lên BCTC năm 2023
Phần mềm kế toán Việt Đà – Đồng hành cùng kế toán lên BCTC năm 2023

Công tác rà soát thuế

Nhằm chuẩn bị tốt cho công tác quyết toán thuế cuối năm, kế toán cần lưu ý các vấn đề sau:

– Đối với chính sách giảm thuế GTGT: Căn cứ theo hướng dẫn tại Nghị định số 44/2023/NĐ-CP về việc giảm 2% thuế suất thuế GTGT; Kế toán cần lưu ý cập nhật và theo dõi các quy định (thay thế) có liên quan đến việc giảm thuế GTGT đảm bảo tuân thủ đúng theo quy định.

– Rà soát đăng ký giảm trừ gia cảnh người phụ thuộc của nhân viên: Kế toán chú ý lưu trữ các hồ sơ đẩy đủ theo từng trường hợp.

– Rà soát lại các khoản chi phí không được trừ trong năm: Kế toán tham khảo các Thông tư 25/2018/TT-BTC ngày 16/03/2018; Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015; Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nội dung
#
#
#
Đóng góp ý kiến
0914 833 097
#
Kinh doanh - 0814 88 64 88
CSKH - 0944 81 83 84
#